Luật sư kiến nghị cho Hoa hậu Phương Nga tại ngoại
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.Khách sạn lâu đời nhất cố đô Huế tròn 122 tuổi
Chiều 2.1.2025, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Tháp cho biết, đơn vị đã tổng hợp báo cáo Bộ LĐ-TB-XH tình hình tiền lương, tiền thưởng tết 2025 của các doanh nghiệp cho người lao động trên địa bàn. Theo đó, mức thưởng tết Nguyên đán 2025 cao nhất ở Đồng Tháp là 300 triệu đồng, thấp nhất là 500.000 đồng.Cụ thể, theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Tháp, qua tổng hợp kế hoạch thưởng tết của 62 doanh nghiệp trên địa bàn, mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là 300 triệu đồng, thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mức thưởng tết cao thứ hai là 90 triệu đồng, thuộc doanh nghiệp dân doanh. Mức thưởng tết thấp nhất là 500.000 đồng. Mức thưởng tết trung bình cho người lao động từ 3,7 triệu đồng đến 8,7 triệu đồng/người, tùy doanh nghiệp. Ngoài tiền thưởng tết, một số doanh nghiệp còn tặng quà, lì xì cho người lao động hoặc các nhu yếu phẩm (gạo, đường, bột ngọt, dầu ăn...) và hỗ trợ tiền tàu, xe cho người lao động. Qua báo cáo của các doanh nghiệp, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không có doanh nghiệp nợ lương năm 2024.
Thương quá miền Tây
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.
Theo đó, Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM cần bám sát chủ đề trọng tâm của thành phố: Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai Nghị quyết số 98 của Quốc hội, giải quyết cơ bản những vướng mắc, tồn đọng của thành phố gồm 8 nhiệm vụ trọng tâm.Trong đó, Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM được yêu cầu đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ, đảm bảo 98% hồ sơ được giải quyết đúng thời hạn, giảm thiểu tình trạng hồ sơ trễ hạn. Đặc biệt tại các chi nhánh có tỷ lệ hồ sơ trễ cao. Đề cao trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ, viên chức phụ trách hồ sơ; minh bạch hóa quy trình xử lý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đây là tiêu chí quan trọng để nâng cao điểm cải cách hành chính của Sở trong năm 2025.Tập trung tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý hồ sơ đất đai. Hệ thống thông tin đất đai (VBDLIS) cần được hoàn thiện, đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các chi nhánh và Văn phòng đăng ký đất đai thành phố. Toàn bộ quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ phải được thực hiện trên cổng dịch vụ công thành phố. Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM cần đặc biệt quan tâm đến việc triển khai đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, cần đảm bảo việc tích hợp, đồng bộ dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ công tác quản lý đất đai, giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả và thuận tiện hơn cho người dân và doanh nghiệp.Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) cho người mua nhà trong các dự án phát triển nhà ở đủ điều kiện trong năm 2025. Cần tập trung giải quyết dứt điểm các hồ sơ tồn đọng, đặc biệt là những hồ sơ phức tạp kéo dài qua nhiều năm. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ cần được tăng cường để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy trình hoặc nhũng nhiễu người dân.Tiếp tục rà soát, xây dựng và đề xuất quy trình nội bộ đối với các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM. Các quy trình này cần đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và thuận tiện trong triển khai. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, đôn đốc và giải quyết phản ánh, kiến nghị từ người dân và doanh nghiệp đúng thời hạn, tránh tình trạng chậm trễ.Tiếp tục thực hiện luật Đất đai 2024, trong đó đặc biệt chú trọng các nội dung mới trong thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu (thay đổi thẩm quyền cấp), đăng ký biến động, thế chấp và các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng đất. Tập trung đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức, đảm bảo mỗi cán bộ, viên chức đều có đủ năng lực, bản lĩnh để thực hiện tốt nhiệm vụ.Đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Cần tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề để chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn chung. Các Chi nhánh hoạt động hiệu quả cần đóng vai trò đầu mối, hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị còn yếu kém. Việc trao đổi kinh nghiệm không chỉ giúp cải thiện năng suất lao động mà còn nâng cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong toàn hệ thống.Phát huy tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong thực thi nhiệm vụ. Mỗi cán bộ, viên chức cần đặt lợi ích của người dân và doanh nghiệp lên hàng đầu, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ với tinh thần tận tụy, công tâm và minh bạch. Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM cần xây dựng cơ chế kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu, làm chậm trễ tiến độ giải quyết hồ sơ.
Lãnh thổ bị tấn công liên tiếp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga ra chỉ đạo mới
Theo đó, Công an Q.Tân Phú đã xác minh được người thực hiện là đôi nam nữ (học sinh) học chung trường. Cũng theo nguồn tin, khi sinh ra trẻ sơ sinh bị ngộp, tử vong, trước khi bị bỏ ở khu vực trên. Gia đình của đôi nam nữ học sinh này cùng cơ quan chức năng đến nhà xác để tiến hành các thủ tục hỏa táng cho thai nhi.Trước đó, như Báo Thanh Niên đưa tin, khoảng 10 giờ ngày 5.2, một nhân viên chở hàng chạy xe đến chỗ làm ở hẻm 156 Nguyễn Hữu Dật (P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú) để làm việc. Lúc này, nhân viên này đến mở cửa rào bãi đất trống gần chỗ làm để đẩy xe vào thì phát hiện một thi thể người trong túi nhựa nên hô hoán mọi người biết, báo công an.Nhận tin báo, Công an Q.Tân Phú phối hợp các đơn vị nghiệp vụ liên quan đến khám nghiệm hiện trường, điều tra.Theo đó, thi thể trẻ sơ sinh được người dân phát hiện còn nguyên dây rốn (bé gái). Thi thể trẻ sơ sinh sau đó được đưa về nhà xác.Theo người dân, bãi đất trống nơi phát hiện trẻ sơ sinh nằm giữa hai căn nhà trong hẻm 156 Nguyễn Hữu Dật (Q.Tân Phú). Bãi đất này thường dùng làm chỗ để xe cho các nhân viên làm việc tại một căn nhà gần đó. Bãi đất có cổng rào cao hơn 2 mét. Hằng ngày, sau khi hết ca làm việc, các nhân viên lấy xe về, bãi đất trống được đóng cổng rào và dùng ổ khóa để khóa rào cẩn thận.